Switch Bill là gì

Switch Bill Là Gì? Những Nghiệp Vụ Switch Bill Cần Biết

Bạn đang nghiên cứu về Switch Bill? Bạn đang được học về Switch Bill mà chưa nắm rõ? Bạn đang kinh doanh và cần tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về Switch Bill?

Bài viết dưới đây Wiki Xuất Nhập Khẩu sẽ giúp bạn có thể hiểu từ tổng quát đi đến cụ thể về Switch Bill là gì và những nghiệp vụ Switch Bill mà bạn cần phải biết.

1. Switch Bill là gì?

Switch Bill là một loại vận đơn được sử dụng khi mua bán giữa ít nhất 3 bên trong thương mại quốc tế. Vận đơn được phát hành ban đầu cho phép thay đổi bởi một vận đơn khác đi kèm những thông tin đã được chỉnh sửa. Mục đích làm như thế để che giấu tên của nhà sản xuất hàng hóa thật sự.

Switch Bill khá phức tạp trong quá trình sử dụng. Các thông tin có thể thay đổi như cảng người gửi hàng, cảng người nhận hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng hàng, ngày ký phát vận đơn…

Switch Bill giúp cho công ty thương mại, trung gian, môi giới có thể tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa qua các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

Switch Bill of Lading

2. Switch bill of lading được dùng trong trường hợp nào?

Switch bill of lading là vận đơn thường được dùng trong trường hợp có hơn 2 bên tham gia vào quá trình mua bán hàng hóa. Nên chọn Switch bill of lading là một sự lựa chọn hợp lý nếu bên giữa vì một hay nhiều lợi ích nhất định.

Ví dụ tình huống tham khảo:

Bên A: bên bán hàng là nhà xuất khẩu tại Trung Quốc

Bên B : Người mua hàng mua của bên A tại Việt Nam để bán lại cho bên C tại Mỹ.

Bên C: Người mua hàng từ bên công ty B tại Mỹ.

Để giảm chi phí và giá thành cạnh tranh hơn, công ty B là bên ở giữa muốn chuyển trực tiếp hàng hóa từ nhà cung cấp A ở Trung Quốc cho khách hàng của mình tại Mỹ là bên C mà không cần đi hàng về tại Việt Nam nhưng lại không muốn khách hàng của mình tại Mỹ biết thông tin nhà cung cấp ở Trung Quốc.

Từ đó, để giải quyết nhu cầu này, công ty B sẽ thuê một công ty forwarder xuất trực tiếp hàng từ Trung Quốc đến Mỹ, không qua Việt Nam. Muốn làm như vậy, điều quan trọng cần phải thực hiện bill chuyển đổi tức là làm nghiệp vụ Switch bill.

»»» Review Khóa học xuất nhập khẩu tại Hà Nội Tốt Nhất

3. Quy trình phát hành Switch bill

Trường hợp ở ví dụ trên, công ty B mua của A sẽ phải mua điều kiện FOB ( giao hàng tại cảng xuất bên Trung Quốc). Cùng với đó, hợp đồng B bán cho C theo điều kiện CIF hoặc CFR.

Khi hàng giao khỏi cảng của công ty A, bên bán sẽ nhận được vận đơn phát hành nhưng lúc này người gửi hàng vẫn là công ty A xuất khẩu và người nhận hàng là công ty B tại Việt Nam.

Sau đó, công ty B sẽ mang bill nhận được từ công ty A lên hãng tàu hoặc FWD mà mình làm việc, khi đó họ sẽ yêu cầu SWITCH cho mình một bill theo người gửi hàng là bên B với cảng xếp hàng tại nước B, người nhận là bên C, cảng dỡ hàng là nước ở bên C, bill mới nhận được lúc này sẽ gọi BILL SWITCH.

4. Những lưu ý khi sử dụng Switch bill là gì?

Các điều kiện Incoterm nên sử dụng khi dùng Switch Bill of Lading

Khi làm về Switch bill thì cần phải xác định rõ các điều kiện giao hàng cũng như điều kiện thanh toán hợp lý.
Về điều kiện giao hàng:

Để sử dụng được Switch bill thì điều kiện giao hàng chính là phải đảm bảo mình sẽ luôn là người chủ động trong việc thuê tàu. Sẽ không thể áp dụng được Switch Bill nếu như quyền thuê tàu thuộc về đối tác. Do đó, 1 điều lưu ý nữa là nếu đóng vai trò là người nhập khẩu thì bạn nên chọn điều kiện giao hàng là FOB để có quyền thuê tàu. Ngược lại, nếu đóng vai trò là người xuất khẩu thì nên chọn điều kiện giao hàng là CFR.

Nguyên tắc các bên trung gian sẽ luôn giành quyền đặt thuê tàu.

Về điều kiện thanh toán:

Điều kiện thanh toán khi nhập khẩu nên áp dụng thanh toán bằng L/C. Khi xuất khẩu thì nên chọn TT để bảo vệ quyền lợi của mình để tránh những trường hợp đã nhận tiền nhưng không giao hàng hoặc giao hàng nhưng chưa nhận được tiền.

»»» Tham khảo: Diễn Đàn Logistics Lớn Nhất Việt Nam

Quá trình làm Switch Bill of Lading sẽ phát sinh ra 2 vận đơn như sau

Vận đơn 1: vận đơn ảo

Vận đơn này do các đại lý bên công ty forwarder bên trung gian phát hành:

  • Shipper: bên B – Trung Quốc
  • Consignee: Bank (vì thanh toán L/C , Trường hợp này L/C cần ghi chú chấp nhận house bill).
  • Cảng xếp (Port of loading): Cảng tại bên A là cảng Trung Quốc
  • Cảng dỡ (Port of discharge): Cảng tại bên trung gian ví dụ như Việt Nam

Trong trường hợp này, cảng dở là về Việt Nam nhưng trên thữ tế hàng sẽ không về Việt Nam nên bill thứ nhất này mới được gọi là vận đơn ảo.

Vận đơn 2: Vận đơn thật được Switch từ vận đơn 1

Vận đơn này được thực hiện khi hàng hóa đã về tay của công ty trung gian và có đầy đủ chứng từ. Vận đơn mới sẽ có những nội dung như sau:

  • Shipper: bên A – Việt Nam
  • Consignee: bên C – Mỹ
  • Cảng xếp (Port of loading): Cảng Trung Quốc là bên xuất khẩu gốc
  • Cảng dỡ (Port of discharge): Cảng tại Mỹ là bên nhập khẩu cuối cùng.

Tham khảo: Học Xuất Nhập Khẩu Online Ở Đâu Tốt?

5. Ý nghĩa của switch bill of lading là gì?

  • Che giấu thông tin của người bán để thông tin này không bị lộ ra.
  • Giúp các bên trung gian có thể thực hiện được nhiều giao dịch mua bán giữa ít nhất 3 bên.
  • Thuế được giảm vì sự khác nhau giữa chính sách các quốc gia với hàng nhập khẩu được áp dụng khác nhau.
  • Thuận tiện cho việc thanh toán dễ dàng nhất.

Trên đây là những thông tin cần thiết để giúp bạn giải đáp thắc mắc về Switch Bill là gì? Hy vọng những nội dung Wiki Xuất Nhập Khẩu chia sẻ trong bài viết là những thông tin bạn cần và bổ ích với bạn.

Tags: switch bill là gì, switch bill of lading, switch bill, switch bill of lading là gì, nghiệp vụ switch bill, tìm hiểu về switch bill…

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *