Cách sử dụng Seaway bill

Seaway Bill Là Gì? Cách Sử Dụng Seaway Bill

Với các loại chứng từ vận tải đường biển, hẳn các bạn đã từng nghe tới thuật ngữ Seaway Bill ? Vậy bạn hiểu Seaway Bill là gì, trong những trường hợp nào ta có thể sử dụng Seaway Bill? Bài viết dưới đây Wiki Xuất Nhập Khẩu sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó!

1. Seaway Bill Là Gì?

– Seaway Bill là loại chứng từ vận tải do hãng tàu cấp cho Shipper.

– Seaway Bill được cấp ngay khi tàu chạy, khi người bán hoàn thành việc giao hàng và thanh toán đầy đủ cho lô hàng đó. Áp dụng Seaway Bill thì khi hãng tàu thả hàng tại cảng dỡ, Consignee có thể đến lấy hàng mà không cần xuất trình B/L gốc hay cần phải có điện giao hàng.

Seaway bill là gì?

>>> REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online/ Offline Tốt Nhất

2. Những Trường Hợp Sử Dụng Seaway Bill Là Gì

Seaway Bill được coi là một hợp đồng vận chuyển giữa khách hàng và đơn vị vận chuyển. Có hình thức của một vận đơn, Seaway Bill có thể lưu ở file mềm hay file cứng như Bill. Tuy nhiên nó không dùng để mua bán, không thể chuyển cho bên thứ 3.

Seaway Bill không có tính sở hữu.

Vậy Seaway Bill được sử dụng trong những trường hợp nào?

– Thời gian mà quá trình tàu vận chuyển NGẮN hơn thời gian gửi Bill gốc.

– Seaway Bill thường sử dụng với những công ty làm ăn uy tín, có sự tin tưởng lẫn nhau.

  • Công ty con và công ty mẹ;
  • Người bán uy tín trên thị trường và hợp đồng đã chuyển đủ tiền;
  • Cách Forward và gom hàng lẻ là Argent của nhau.

– Muốn làm được Seaway Bill phải là Bill đích danh, nghĩa là ai có tên trong ô Consignee mới được nhận hàng.

3. Cách Sử Dụng Seaway Bill

– Việc làm Seaway Bill không được quy định bắt buộc, do thỏa thuận tự nguyện giữa 2 bên mua và bán, và nó cũng không có chức năng như vận đơn.

– Seaway Bill chỉ sử dụng khi người mua và người bán đã có sự tin cậy lẫn nhau.

– Những hàng hóa không phải thanh toán tiền hàng như hàng mẫu, triển lãm, hàng cho tặng thì nên dùng Seaway Bill.

– Hải quan chấp nhận Seaway Bill để khai báo hải quan nhưng lại chỉ có một số ngân hàng chấp nhận nó làm Bill trong thanh toán.

– Hiện tại thì có một số ít các quốc gia chưa công nhận Seaway Bill (một số nước ở Trung Đông và Nam Á).

– Thường các Forwarder và Consolidator dùng loại chứng từ này trong nội bộ công ty.

– Về quy trình cấp Seaway Bill như sau:

  • Đặt booking, đóng hàng, thanh lý hải quan.
  • Gửi chi tiết Bill (ghi chú làm Seaway Bill) để hãng tàu làm Bill Draft.
  • Hãng tàu gửi cho bạn bản Draft bill yêu cầu xác nhận thông tin. Nếu thông tin đã đúng confirm.
  • Hàng đến cảng đích, hãng tàu đầu cảng đích gửi D/O tới bên nhận hàng.
  • Người nhận hàng có tên trong ô Consignee đem giấy giới thiệu (hoặc bất cứ giấy tờ gì chứng minh mình là người của Consignee để nhận hàng).

Sea waybill là gì

4. Phân Biệt Seaway Bill Và Surrender Bill 

Đây đều là những thuật ngữ quen thuộc trong xuất nhập hàng hóa, bạn cần phân biệt sự giống và khác nhau giữa chúng. Vậy giữa Seaway Bill và Surrender Bill có gì khác nhau?

Seaway Bill Surrender Bill
– Chỉ áp dụng cho B/L đích danh.

– Không được coi là chứng từ sở hữu hàng hóa

Là vận đơn mà hãng tàu phát cho khách hàng khi đã thanh toán đầy đủ các chi phí cho lô hàng. Là loại chứng từ đi kèm với Telex Release nhằm giúp Consignee chứng minh mình là chủ hàng, yêu cầu hãng tàu trả hàng mà không cần tới Bill gốc
Seaway Bill thì không phát hành một bộ B/L gốc nào Chỉ phát sinh khi đã phát hành B/L gốc cho người giao hàng
Phương thức thực hiện: Express Release Phương thức thực hiện:Telex Release

5. So Sánh Seaway Bill Và Bill Of Lading

Sự khác nhau giữa vận đơn seaway bill và B/L:

+ Ngoài 2 chức năng của vận đơn B/L thì Seaway Bill ko có chức năng lưu thông, trên bề mặt nó thường được in chữ “No-negotiable”. Việc giao hàng dựa vào việc xác nhận người nhận hàng là người có tên trên Seaway bill chứ ko căn cứ vào vận đơn gốc.

+ B/L có in đầy đủ điều kiện chuyên chở nhưng trên mặt sau của Seaway bill để trống hoặc ghi chú lưu ý khi sử dụng.

+ Seaway bill được gửi theo tàu còn B/L thì không.

Về tính linh hoạt thì Seaway bill hơn so với B/L. Sử dụng Seaway Bill, người nhận chỉ cần xuất trình giấy tờ chứng minh mình là người ghi tên trên Seaway bill là có thể nhận được hàng khi tàu tới.

6. So Sánh Seaway Bill Và Master Bill

Master Bill là loại vận đơn chủ do hãng tàu cấp cho người đứng tên trên Bill với tư cách là chủ hàng. Trên Master Bill có thể xảy ra các trường hợp sau:

– Shipper: Là người thực tế xuất khẩu (real shipper), hoặc là bên trung gian (Forwarder).

– Consignee: Là người nhập khẩu thực tế (real consignee), hoặc là đại lý của forwarder tại cảng đến (Forwarding Agent).

Trên vận đơn Master Bill sẽ có các thông tin của hãng tàu như Logo, tên công ty, số điện thoại, văn phòng hãng tàu, …

Master Bill có thể làm được Bill gốc và Surrender Bill, Seaway Bill. Nhưng ngược lại thì không thể. Bởi Seaway Bill không có chức năng giống vận đơn bình thường, không có tính pháp lý như Master Bill.

Với những kiến thức cơ bản về Seaway Bill, cách phân biệt nó với các loại Bill khác, Lê Ánh hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn. Nếu còn thắc mắc gì, hãy comment bên dưới, Lê Ánh sẽ cố gắng hết sức để giải đáp cho bạn.

Xem thêm:

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *