Thủ tục hải quan là một thủ tục này mang tính chuyên ngành và tương đối phức tạp. Trong bài viết này, các bạn sẽ được hiểu rõ hơn về khái niệm thủ tục hải quan là gì, đặc điểm cũng như chi tiết về quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu.
»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online Tốt Nhất
1. Thủ Tục Hải Quan Là Gì?
Thủ tục hải quan là thủ tục bắt buộc đối với việc xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà cơ quan hải quan của một quốc gia thực hiện những việc cần thiết, phù hợp với các quy định trong luật của quốc gia đó để kiểm soát hàng hoá xuất – nhập khẩu.
2. Địa Điểm Làm Thủ Tục Hải Quan
Điều 22 LHQ, Điều 4 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định về địa điểm làm thủ tục hải quan: Là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra hàng hóa thực tế hay phương tiện vận tải.
1. Địa điểm làm hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
2. Các địa điểm kiểm tra hàng hóa thực tế:
a) Khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nội địa;
b) Trụ sở Chi cục Hải quan;
c) Địa điểm kiểm tra theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
d) Kiểm tra tại cơ sở sản xuất.
e) Khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế.
f) Khu vực cửa khẩu đường bộ, chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước xuất, nhập khẩu.
»»» Tham khảo: Diễn Đàn Logistics Lớn Nhất Việt Nam
3. Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu
Bước 1: Kiểm tra quy định về hàng hóa và thuế
Bước này cần được thực hiện sớm để kiểm tra mặt hàng xuất có bị hạn chế hay cấm không. Tìm hiểu thêm về thuế xuất cho mặt hàng đó.
Bước 2: Chuẩn bị chứng từ
Cần những chứng từ sau để tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa:
– Hợp đồng ngoại thương.
– Hóa đơn thương mại.
– Phiếu đóng gói.
Trường hợp hàng hóa đặc thù, phải kiểm tra chuyên ngành, thì cần chuẩn bị thêm những giấy tờ khác theo quy định.
Bước 3: Khai tờ khai hải quan
Truy cập vào phần mềm hải quan điện tử để khai báo thông tin lô hàng vào phần mềm và in tờ khai hải quan.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan xuất khẩu tại chi cục hải quan
Thủ tục được chia làm 3 luồng:
* Tờ khai luồng xanh
Cần nộp các chứng từ:
– Phơi hạ hàng.
– Tờ mã vạch (in từ trang thủ tục hải quan).
* Tờ khai luồng vàng
Chuẩn bị bộ hồ sơ theo hướng dẫn trong Thông tư 38 (sửa đổi trong Thông tư 39) và mang đến chi cục hải quan để được kiểm tra.
* Tờ khai luồng đỏ
Đối với tờ khai thuộc luồng đỏ, sau khi kiểm tra bộ chứng từ, hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa thực tế.
Trong trường hợp hàng hóa khác trong khai báo, nếu là sai sót nhỏ chỉ cần sửa lại tờ khai, nếu là sai sót nghiêm trọng thì có thể có thể bị phạt hành chính hoặc cấm xuất khẩu.
Bước 5: Thông quan và nộp tờ khai
Nộp lại tờ khai và tờ mã vạch cho hãng tàu để tiến hành thủ tục xác nhận xuất khẩu với hải quan khi hàng đã lên tàu.
4. Quy Trình Làm Thủ Tục Hải Quan Hàng Nhập Khẩu
Bước 1: Xác định, phân loại hàng nhập khẩu
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ
Gồm các chứng từ sau:
– Hợp đồng thương mại
– Vận đơn lô hàng
– Phiếu đóng gói hàng hoá
– Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
– Hoá đơn thương mại
Bước 3: Khai và gửi tờ khai hải quan
Sau khi hãng vận chuyển gửi giấy báo hàng đến, doanh nghiệp cần tiến hành điền đầy đủ thông tin trên tờ khai hải quan. Sau khi hoàn tất và gửi đi, hệ thống sẽ tự động cấp số nếu như thông tin chính xác và đầy đủ.
Bước 4: Lấy lệnh giao hàng
Doanh nghiệp cần chuẩn bị vận đơn bản sao và vận đơn bản gốc có dấu đến hãng vận chuyển để lấy lệnh giao hàng.
Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Sau khi tờ khai được gửi đi, hệ thống sẽ phân luồng hàng hoá thành luồng xanh, luồng vàng hoặc luồng đỏ.
– Luồng xanh: In tờ khai và nộp thuế.
– Luồng vàng: Cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ của lô hàng.
– Luồng đỏ: Hàng bị kiểm hoá.
Bước 6: Nộp thuế
Sau khi tờ khai đã được truyền và thông qua, doanh nghiệp cần tiến hành nộp 2 loại thuế chính là thuế nhập khẩu và VAT.
Ngoài ra, tuỳ vào một số loại hàng, có thể phải nộp thuế môi trường và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bước 7: Vận chuyển hàng hoá về kho
Bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu – nhập khẩu hàng hoá.
Có thể thấy, thủ tục xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa phải trải qua nhiều bước phức tạp và cần độ chính xác tuyệt. Do đó, bạn cần thận trọng trong quá trình thực hiện, tránh xảy ra thiếu hay sai sót làm ảnh hưởng đến thời gian giao hàng.
Hy vọng những thông tin Wiki xuất nhập khẩu chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích bạn trong quá trình làm việc.
Xem thêm:
- FBL Là Gì? Vận Đơn FBL Được Dùng Khi Nào?
- Logistics Ngược Là Gì? So Sánh Logistics Ngược Và Xuôi
- Vận Đơn Theo Lệnh Là Gì? Chức Năng Của Vận Đơn Theo Lệnh
- Switch Bill Là Gì? Những Nghiệp Vụ Switch Bill Cần Biết