CE Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Chứng Nhận CE

Chứng nhận CE là một thông tin rất quan trọng để một sản phẩm xuất khẩu có thể được tự do buôn bán trên thị trường Liên minh châu Âu. Những sản phẩm có được chứng nhận này có nghĩa là đã tuân thủ đúng quy định pháp luật của EU. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường, nhiều sản phẩm của Trung Quốc cũng có chứng nhận này.

Vậy phân biệt hai dấu này như thế nào? Bài viết dưới đây Wiki Xuất Nhập Khẩu sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng về chứng nhận CE là gì và phân biệt giữa chứng chỉ CE của châu Âu và Trung Quốc

»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online/ Offline Tốt Nhất

1. CE Là Gì? CE Là Chứng Chỉ Gì?

CE (European Conformity), đầy đủ là CE Marking, đây được coi như một bản hộ chiếu kỹ thuật thương mại, để xác nhận rằng sản phẩm đó đủ điều kiện tuân thủ pháp luật của Liên minh châu Âu EU và Hiệp hội thương mại tự do và được phép buôn bán tại đó.

Nhờ có chứng chỉ này, các sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng dễ dàng hơn tại các quốc gia này.

Chứng nhận CE

2. Những Sản Phẩm Bắt Buộc Có Chứng Nhận CE

– Những sản phẩm trong phạm vi thuộc một hoặc hơn một hướng tiếp cận mới sẽ bắt buộc phải có dầu chứng chỉ CE Marking, một số sản phẩm khác mặc dù bán trên thị trường liên minh châu Âu EU nhưng không cần chứng nhận này. Ngoài ra, các nước như Iceland, Liechtenstein, Na Uy cũng yêu cầu phải có chứng nhận CE.

– Khi xuất khẩu sang các nước EU, những sản phẩm sau đây cần phải có dấu CE:

  • Thiết bị y tế cấy dưới da
  • Thiết bị năng lượng khí đốt
  • Cáp chuyên chở con người
  • Sản phẩm thiết kế sinh thái về năng lượng
  • Tương thích điện tử
  • Thiết bị và hệ thống bảo vệ sử dụng trong không gian dễ cháy nổ
  • Chất nổ dân dụng
  • Nồi hơi nước nóng
  • Tủ lạnh và tủ đông dân dụng
  • Thiết bị y tế chẩn đoán trong ống nghiệm
  • Thang máy
  • Điện áp thấp
  • Máy móc
  • Dụng cụ đo
  • Thiết bị y tế
  • Tiếng ồn trong môi trường
  • Dụng cụ cân
  • Thiết bị bảo vệ cá nhân
  • Thiết bị áp lực
  • Pháo hoa
  • Thiết bị đầu cuối viễn thông có dây và không dây
  • Du thuyền
  • Đồ chơi an toàn
  • Thiết bị áp lực đơn
  • Vật liệu xây dựng

– Một số mặt hàng sau đây không cần thiết có chứng chỉ CE: hóa chất, thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm.

3. Nội Dung Chứng Chỉ CE

Chứng nhận CE sẽ có những hình thức riêng đối với từng quốc gia và từng đơn vị. Một số nội dung chính mà bất cứ chứng chỉ CE nào cũng phải đảm bảo đủ:

  • Đơn vị đăng ký sản phẩm
  • Địa chỉ của đơn vị đăng ký sản phẩm
  • Nêu tên sản phẩm chứng nhận
  • Số mẫu
  • Tờ báo cáo kiểm tra – Ngày cấp
  • Tiêu chuẩn kiểm tra sản phẩm đó
  • Kết luận
  • Dấu CE

Chứng nhận CE là gì

4. Hồ Sơ Xin Đánh Giá Chứng Nhận CE Marking

Để được cơ quan có thẩm quyền cấp dấu chứng chỉ CE Marking, thì cần chuẩn bị hồ sơ xin đánh giá như sau:

– Mẫu giấy chứng nhận CE

– Sơ đồ sơ lược tổ chức của công ty

– Một số tài liệu chứa thông số kỹ thuật của sản phẩm cần đăng ký

– Nêu kế hoạch sản xuất và kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm cần đăng ký

– Nêu kế hoạch theo dõi, kiểm tra các trang bị, phương tiện đo lường, thử nghiệm sản phẩm.

– Phiếu kết quả thử nghiệm mẫu của phòng thí nghiệm đã được công nhận (nếu có)

Tất cả những thông tin trong hồ sơ đăng ký sản phẩm trên sẽ được cơ quan đánh giá tuyệt đối giữ bí mật, không để tiết lộ ra bên ngoài.

5. Quy Trình Cấp Chứng Nhận CE Cho Sản Phẩm

Dưới đây là các bước cần thiết trong quy trình cấp dấu chứng chỉ CE cho sản phẩm:

Bước 1: Xác định chỉ thi tiêu chuẩn áp dụng

Bước 2: Xác định các yêu cầu chi tiết

Bước 3: Tiến hành thử nghiệm, đánh giá kiểm tra sản phẩm hợp chuẩn

Bước 4: Cung cấp tài liệu đặc tính kỹ thuật TCF (Technical File)

Bước 5: Tuyên bố về sự phù hợp và ban hành chứng chỉ CE Marking

Một số trường hợp đặc biệt, quy trình xin đánh giá sẽ cần thêm các bước sau đây:

Bước 6: Chứng nhận lại

Bước 7: Đánh giá mở rộng

Bước 8: Đánh giá đột xuất

6. Lợi Ích Khi Được Cấp Chứng Nhận CE

Những lợi ích cho sản phẩm và doanh nghiệp sau khi được cấp chứng chỉ CE như sau:

  • Các sản phẩm có giấy chứng chỉ CE sẽ được đảm bảo về việc lưu thông tự do trên thị trường EU, giúp cho sản phẩm tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
  • Khẳng định chất lượng sản phẩm có an toàn với người tiêu dùng hay không, với môi trường, sức khỏe, để tạo niềm tin với khách hàng.
  • Chứng nhận này được coi là biểu tượng của sản phẩm để nâng cao thương hiệu và độ uy tín của doanh nghiệp.
  • Giúp sản phẩm tăng giá trị, từ đó lợi nhuận doanh nghiệp tăng lên.
  • Nâng cao lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ.
  • Nhà sản xuất sẽ am hiểu hơn về các yêu cầu liên quan đến an toàn, môi trường,… của sản phẩm.
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu toàn cầu
  • Hạn chế việc sản phẩm bị vi phạm các quy định và bị thu hồi khi xuất khẩu.

Lợi ích khi được cấp chứng nhận CE

7. Phân Biệt Dấu Chứng Nhận CE Marking Của EU Với CE Của Trung Quốc

Hiện nay, Trung Quốc cũng có dấu CE với một số nhà sản xuất. Hãy cẩn thận và tìm hiểu thật kỹ để tránh nhầm lẫn giữa dấu chứng chỉ CE Marking của EU và dấu CE của Trung Quốc. Đây chính là cách người Trung Quốc cố tình gây nhầm lẫn để cho người tiêu dùng không để ý sẽ hiểu nhầm và mua hàng của họ.

Đối với CE của Trung Quốc (China Export), ở đây sẽ là những sản phẩm được các công ty Trung Quốc sản xuất và sẽ được xuất khẩu, dấu CE này sẽ không được đăng ký chính thức cũng như kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá sản phẩm từ các tổ chức thế giới mà chỉ do một số công ty Trung Quốc tự ý sử dụng.

Tuy nhiên, nhà sản xuất ở một số nước châu Âu có thể tự công bố yêu cầu đạt chuẩn CE của riêng quốc gia họ nếu đủ tự tin về sản phẩm của mình đã đảm bảo tiêu chuẩn của liên minh EU. Dẫu vậy, nếu khi kiểm tra sản phẩm chưa đạt chuẩn CE thì sẽ bị cấm lưu thông vĩnh viễn trên thị trường châu Âu và nhà sản xuất sẽ phải chịu trách nhiệm, bồi thường thiệt hại do sản phẩm họ gây ra.

Đối với những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, tại đây họ có thể kiểm tra đánh giá chính xác độ đạt tiêu chuẩn sản phẩm do có những phòng thí nghiệm hiện đại, đạt chuẩn, những doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ nhờ các tổ chức đánh giá như TUV, SGS,… hỗ trợ, nếu sản phẩm có gặp vấn đề gì về các yêu cầu kia thì tổ chức đã đánh giá sẽ phải chịu lỗi.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng nhận CE Marking. Hy vọng với bài viết này, các bạn có thêm những kiến thức hữu ích để khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU cân nhắc để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Xem thêm:

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *