Hiện nay có rất nhiều hãng hàng không tại Việt Nam khai thác các chuyến bay quốc tế và nội địa. Vậy bạn đã biết gì về các hãng hàng không đó chưa? Nếu chưa thì trong bài viết này Wiki Xuất Nhập Khẩu sẽ thống kê danh cách các hãng hàng không tại Việt Nam để các bạn có thể tham khảo thêm nhé!
»»» REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online/ Offline Tốt Nhất
I. Tổng Quan Các Hãng Hàng Không Ở Việt Nam
Hãng hàng không được định nghĩa là một công ty cung cấp các dịch vụ vận chuyển hành khách hoặc hàng hóa bằng đường hàng không. Chính các công ty này đã tạo nên ngành hàng không và họ cũng được xem như một phân ngành trong ngành hàng không và ngành du lịch.
Hiện tại Việt Nam có 4 hãng hàng không nội địa là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, Vietjet Air và Bamboo Airways.
Trong nước có 49 đường bay do 4 hãng này khai thác tại các sân bay lớn như Sài Gòn, Hà Nội, Nha Trang, Đà Lạt…
Ngoài ra nước ta còn có nhiều đường quốc tế bay tới các nước ở khu vực như châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi.
Mỗi hãng hàng không đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt về chất lượng dịch vụ, về hạng ghế ngồi cũng như các chương trình giảm giá, khuyến mãi riêng của hãng mình cho khách hàng.
Tuy nhiên thì mục tiêu chung của các hãng hàng không thì đều mong muốn được mang đến những chuyến bay thật sự an toàn với những mức giá rẻ nhất cho khách hàng.
II. Danh Sách Các Hãng Hàng Không Ở Việt Nam – So Sánh Ưu Nhược Điểm
1. Các hãng hàng không quốc tế tại Việt Nam
Dưới đây là một số hãng hàng không tiêu biểu hoạt động mạnh tại thị trường ngành hàng không Việt Nam
- Hãng Air France
- Hãng British Airways
- Hãng hàng không Nhật Bản
- Hãng All Nippon Airways
- Hãng Asiana Airlines
- Hãng China Airlines
- Hãng Cathay Pacific
- Hãng China Southern Airlines
- Hãng Korean Air
- Hãng Lào Airlines
- Hãng Eva Air
- Hãng Lion Air
- Hãng Aeroflote
- Hãng Lufthansa
- Hãng Philippine Airlines
- Hãng Qantas
- Hãng Scandinavian Airlines System
- Hãng Siem Reap Airways
- Hãng Thai Airways
- Hãng Singapore Airlines
- Hãng Malaysia Airline
2. Các hãng hàng không Việt Nam
#1. Hãng Vietnam Airline (VJ)
Đây là hãng hàng không quốc gia được đánh giá tiêu chuẩn 4 sao và được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao về cả chất lượng dịch vụ lẫn độ uy tín mà hãng mang lại. Vietnam Airline được thành lập từ năm 1956, và có chuyến bay cất cánh đầu tiên vào tháng 9/1956
Hiện tại hãng đang khai thác 5 hãng máy bay vô cùng tối tân và hiện đại như Boeing 787, Airbus A321, Airbus A330, Airbus A350.
Các chuyến bay của Vietnam Airlines trải khắp mọi miền trên cả nước trong đó phải kể tới: Quảng Ninh, Vân Đồn, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, Chu Lai, Quy Nhơn, Huế, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Côn Đảo, Đà Lạt, Nha Trang, Tuy Hòa, Sài Gòn, Cần Thơ, Cà Mau.
Ngoài ra hãng còn có các đường bay quốc tế tới Seoul, Bangkok, Manila, Tokyo, Singapore, Moscow, Amsterdam, New York…
Tại Vietnam Airlines bạn có thể lựa chọn một trong các hạng vé sau: Hạng phổ thông, phổ thông đặc biệt và Hạng thương gia.
– Ưu điểm của hãng Vietnam Airlines: Chất lượng dịch vụ uy tín và chuyên nghiệp, đẳng cấp, sang trọng với rất nhiều tiện ích.
– Nhược điểm của hãng Vietnam Airlines: Giá thành vé khá cao so với các hãng hàng không khác.
#2. Hãng hàng không Vietjet Air (VJ)
Đây là hãng hàng không chuyên cung cấp các vé máy bay có giá rẻ, phổ thông đến với khách hàng. Được thành lập từ năm 2007 đến nay, hãng đã khai thác nhiều chuyến bay đến khắp mọi miền trong nước cũng như tại quốc tế. Số lượng chuyến bay cùng lượng khách khá là đông đảo trong ngày.
Hãng đang khai thác 2 dòng máy bay A320 và A321 vô cùng hiện đại và được trang bị tối tân.
Nếu chọn Vietjet Air bạn có thể lựa chọn các hạng vé như: Cao cấp nhất là vé Skyboss (vé hạng thương gia), tầm trung thì có vé hạng Eco (hạng phổ thông) và hạng vé rẻ nhất Promo (hạng tiết kiệm).
– Ưu điểm của hãng Vietjet Air (VJ): Hãng có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn trong năm cho khách hàng với giá vé rẻ hàng đầu tại Việt Nam.
– Nhược điểm của hãng Vietjet Air (VJ): Hay xảy ra tình trạng delay chuyến bay.
#3. Hãng Jetstar Pacific Airlines (BL)
Đây là hãng máy bay đầu tiên phong về dịch vụ chuyên cung cấp các vé máy bay có giá rẻ trên thị trường. Hãng thuộc tập đoàn của Vietnam Airlines và được thành lập từ ngày 15/6/1991
Đến nay các dòng máy bay mà Jetstar Pacific đã sở hữu cho mình những hãng máy bay được trang bị rất hiện đại và tối tân bao gồm: Boeing 787 Dreamliner, Boeing B737 – 400, Airbus A321, Airbus A320, Bombardier.
Jetstar Pacific hiện đang khai thác rất nhiều chuyến bay cả trong nước và ngoài nước tới các sân bay lớn.
Hàng tuần sẽ có khoảng 5000 chuyến bay cất cánh cùng với lượng khách hàng vô cùng đông đảo. Có thể kể đến một sô chuyến bay nội địa như như Hà Nội, Huế, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, QUy Nhơn, Vinh, Thanh Hóa, Thành phố Hồ Chí Minh…
Ngoài ra các chuyến bay quốc tế đến các sân bay của Đài Loan, Macau, Trung Quốc, Philippines, Hàn Quốc, Châu Úc, Campuchia…
Hãng có các hạng vé như: Hạng Business (hạng thương gia), hạng Starter Max (hạng tối ưu) và hạng Starter Plus (hạng linh hoạt).
– Ưu điểm của hãng Jetstar Pacific: Giá vé máy bay của hãng khá rẻ.
– Nhược điểm của Jetstar Pacific: Không khai thác được nhiều chuyến bay và đôi khi có tình trạng các chuyến bị hủy hoặc delay.
#4. Hãng Bamboo Airways (QH)
Đây là hãng hàng không mới được thành lập vào năm 2017 thuộc tập đoàn FLC. Chuyến bay đầu tiên cất cánh vào ngày 10/10/2018.
Tuy thành lập chưa lâu nhưng đến nay hãng hàng không này cũng đã khai thác nhiều chuyến bay trong nước và đã mở được nhiều đường bay quốc tế với Anh, Đức, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan. Hiện nay hãng đã khai thác được 2 hãng máy bay cũng rất hiện đại như Boeing 787 – 9 Dreamliner, Airbus A321Neo.
Các hãng vé của hãng Bamboo Airways bao gồm Hạng thương gia (Business), hạng nhất (Bamboo First Class), hạng phổ thông linh hoạt (Bamboo Plus) và hạng phổ thông (Bamboo Eco).
– Ưu điểm của hãng: Nhiều máy bay mới, nhiều gói combo, ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng và có uy tín trong việc bay đúng giờ.
+ Nhược điểm của hãng:
Chưa khai thác được nhiều chặng bay.
Trên đây là những phân tích tổng quan về các hãng hàng không tại Việt Nam. Hy vọng qua bài viết này Wiki Xuất Nhập Khẩu đã giúp các bạn lựa chọn được hãng bay phù hợp nhất với mình nhé.
Xem thêm:
- Seaway Bill Là Gì? Cách Sử Dụng Seaway Bill
- C/O Form D Là Gì? Thủ Tục Xin Cấp C/O form D
- CE Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Chứng Nhận CE
- Hối Phiếu Là Gì? Nội Dung Hối Phiếu Trong Thanh Toán Quốc Tế
- Quy Trình Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu Chi Tiết