C/O Form D

C/O Form D Là Gì? Thủ Tục Xin Cấp C/O form D

Ngày nay xuất nhập khẩu hàng hóa đang ngày càng phát triển trên toàn thế giới. Nếu có thể XNK thì một trong những chứng từ cần có là giấy chứng nhận xuất xứ và nguồn gốc của hàng hoá CO.

Trong đó C/O Form Dchứng nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trong khối ASEAN. Đây là mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá thuộc loại được hưởng ưu đãi. Vậy cụ thể về nội dung và cách thức xin CO form D này ra sao, hãy cùng Wiki Xuất Nhập Khẩu tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. C/O form D là gì?

C/O form D là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu sang các nước trong khu vực ASEAN thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan được quy định trong hiệp định CEPT.

Khi người nhập khẩu sẽ có thể hưởng mức thuế suất ưu đãi là 0% nếu họ xuất trình được C/O form D với cơ quan hải quan. Vì vậy giữa các doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á khi có Đây có thể được coi là một phương án thúc đẩy và phát triển giao thương trong khối ASEAN trong cả hiện tại và tương lai.

Tham Khảo: REVIEW Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Online/ Offline Tốt Nhất

2. C/O form D xin ở đâu?

CO Form D do Bộ công thương trực tiếp cấp. Nếu bộ chứng từ của bạn hợp lệ và đầy đủ, doanh nghiệp của bạn sẽ được cấp C/O ngay trong buổi nộp hồ sơ xin cấp.

Trường hợp doanh nghiệp phải xin cấp lại C/O, cần phải làm đơn xin cấp lại C/O và nộp lại form C/O đã được cấp với toàn bộ các giấy tờ cần thiết như trên.

3. Quy định về C/O form D mới nhất

Bạn cần có đơn xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ bản chính đã được Giám đốc ký để có thể được cấp Co Form D.

Cần khai một số bản photo như sau:

  • Bản chính giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Công ty giám định hàng hoá XNK thực hiện.
  • Bản sao tờ khai hải quan đã được thanh khoản
  • Bản sao hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói.
  • Bản sao vận đơn
  • Bản sao của Hợp đồng và một số phụ kiện hợp đồng có liên quan

Trên đây là một số những giấy tờ chính bạn cần chuẩn bị. Ngoài những bản sao giấy tờ cần chuẩn bị như trên, bạn cũng cần lưu ý cầm theo bản chính để có thể đối chiếu khi cần thiết.

Một số loại hàng hoá có tính đặc thù riêng như nông sản, thuỷ sản,…có thể được xác định xuất xứ tại Việt Nam. Doanh nghiệp có thể làm cam kết hàng hóa có xuất xứ do chính doanh nghiệp xuất khẩu để thay cho Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá của bạn.

4. Quy trình làm C/O form D

Các bước xin cấp C/O form D bản giấy

Bước 1: Truy cập vào website của Bộ Công thương để khai báo thông tin qua đường dẫn http://ecosys.gov.vn

Doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ thương nhân trong trường hợp chưa có đăng ký thương nhân để đăng ký, sau đó xin cấp tài khoản trên hệ thống Ecosys.

Bước 2: Lấy số thứ tự và chờ được gọi tại quầy.

Bước 3: Nộp hồ sơ của bạn cho cán bộ tiếp nhận C/O, sau đó cán bộ cấp C/O sẽ tiến hành kiểm tra và tư vấn cụ thể về hồ sơ.

Bước 4: Nếu bộ chứng từ sau khi kiểm tra mà đáp ứng yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp số C/O và nhận dữ liệu C/O từ Website.

Bước 5: Sau đó cán bộ sẽ ký duyệt C/O/

Bước 6: Sau đó C/O mẫu D sẽ được mang đi đóng dấu doanh nghiệp bạn sẽ được nhận một bản và 1 bản sẽ được lưu lại.

Lưu ý: Thời gian cấp C/O form D bản giấy kể từ khi doanh nghiệp nộp đầy đủ hồ sơ sẽ không quá 1-2 ngày làm việc.

Các bước xin cấp C/O form D bản điện tử

Hiện nay, CO form D điện tử đang áp dụng đối với các loại hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang một số quốc gia trong khối ASEAN như: Campuchia, Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan. Mọi thông tin khai làm CO form D điện tử đều bằng tiếng Anh hoặc trường có sẵn trên Ecosys. Bạn có thể khai báo theo nội dung sau khi muốn xin cấp CO form D điện tử:

  • Tên nước nhập khẩu – Importing country
  • Nhập số hiệu tờ khai hải quan và tệp đính kèm – Export Declaration Number và Export Declaration Attached
  • Nhập thông tin về tên và địa chỉ doanh nghiệp xuất khẩu – Good consigned from
  • Nhập thông tin về tên và địa chỉ doanh nghiệp nhập khẩu – Good consigned to
  • Phương thức vận chuyển mà bạn chọn – Transport Type
  • Chọn thông tin cảng có sẵn gợi ý trên hệ thống (hoặc có thể bỏ trống, bổ sung sau nếu không có) – Port of Loading
  • Chọn địa điểm cảng dỡ hàng có sẵn gợi ý trên hệ thống – Port of Discharge
  • Nêu tên tàu và Vận đơn (nếu có) – Vessel’s Name/Aircraft etc và Transportation document attached
  • Ngày tàu chạy – Departure date
  • Chọn Add item và nhập đầy đủ các thông tin hàng hóa theo hướng dẫn có đã sẵn trên màn hình máy tính – Goods (Hàng hóa)

Doanh nghiệp ký phê duyệt sau khi nhập đầy đủ thông tin cần thiết có trên hệ thống để gửi đến phòng quản lý xuất khẩu.

Nếu hồ sơ của bạn được duyệt, doanh nghiệp bạn sẽ được cấp C/O điện tử, đồng thời Hệ thống eCoSys cũng sẽ tự động gửi C/O sang các nước thành viên khối ASEAN theo cơ chế một cửa quốc gia. Người xuất khẩu và nhập khẩu sẽ theo dõi thông tin và hiệu lực của C/O này thông qua hệ thống một cửa của ASEAN.

5. Nội dung C/O form D mới

Mục 1: Thông tin liên quan đến công ty xuất khẩu như : Tên, địa chỉ, tel, fax

Mục 2: Thông tin liên quan đến công ty nhập khẩu như: Tên, địa chỉ, tel, fax

Mục 3: Tên, số hiệu tàu vận chuyển, phương thức vận chuyển, ngày tàu chạy, tên cảng đi, tên cảng đến

Mục 4: Mục này để trống

Mục 5: Số mục ( có thể điền hoặc bỏ trống)

Mục 6: Ký mã hiệu (ở đây bạn có thể ghi số cont/seal hay số kiện đóng gói)

Mục 7: Mô tả các thông tin về hàng hóa như: Số đơn hàng, số L/C, tên hàng hóa, cách thức đóng gói, mã HS…

Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ: Tùy từng loại hàng mà có từng tiêu chuẩn riêng bạn cần xem những thông tin ở trang sau C/O để chọn.

Mục 9: Tổng trọng lượng và giá trị FOB của lô hàng (Ghi cả bằng số và bằng chữ)

Mục 10: Số invoice và ngày của invoice

Mục 11: Ký xác nhận của công ty xuất khẩu

Mục 12: Ký xác nhận của công ty nhập khẩu

Mục 13: Loại C/O (Thường là Issued Retroactively)

Số Reference: Trước đây thì số này do Bộ công thương tự đóng cho doanh nghiệp nhưng quy định mới gần đây thì doanh nghiệp sẽ phải khai báo online trên hệ thống cấp cấp C/O của Bộ cộng thương và sau đó tự in số này trên form C/O

Một bộ C/O form D gồm 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate)

6. Mẫu C/O form D

C/O Form D điện tử

Mẫu CO form D là gì

7. Thủ tục xin cấp C/O form D

Nếu nhà xuất khẩu sản phẩm có đầy đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi thì có thể viết đơn gửi Công ty Giám định xuất xứ hàng hóa, để trước khi xuất khẩu được kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Có thể xem xét lại định kỳ hoặc bất kỳ khi nào cần thiết đối với kết quả của việc kiểm tra này.

⇒ Đây sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ giúp xác định xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu về sau này. Đối với một số hàng hóa có xuất xứ dễ xác định có thể không áp dụng kiểm tra.

Nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin cấp Giấy chứng xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết khi làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi để có thể chứng minh hàng hóa xuất khẩu này có đủ tiêu chuẩn để được cấp mẫu D.

Khi được giao giấy chứng nhận mẫu D cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ sẽ kiểm tra cụ thể từng trường hợp, nhằm đảm bảo rằng:

  • Đã khai đúng và đủ đơn xin và Giấy chứng nhận mẫu D, đã được người có thẩm quyền ký;
  • Hàng hóa có xuất xứ tuân thủ quy chế xuất xứ.
  • Có sự thống nhất giữa các lời khai khác trong Giấy chứng nhận mẫu D với các chứng từ kèm theo
  • Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hóa, mã hiệu và số lượng kiện hàng, số lượng và các loại kiện hàng phải được khai sao cho phù hợp với hàng hóa xuất khẩu.

8. Tra cứu C/O form D điện tử

Tra cứu C/O form D điện tử

Để tra cứu thông tin CO form D điện tử doanh nghiệp truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia (địa chỉ truy cập https://vnsw.gov.vn) sau đó vào menu “tra cứu C/O” hoặc có thể truy cập trực tiếp vào địa chỉ https://khaibaohoso.vnsw.gov.vn/common/COFormDTracking.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CO form D. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CO Form D.

Xem thêm:

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *